Mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh tối thiểu là bao nhiêu từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì từ ngày 01/7/2025, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định chủ hộ kinh doanh được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì chủ hộ kinh doanh được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
Đồng thời, tại điểm a khoản 4 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
…
- Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng của đối tượng quy định điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
- a) Mức đóng hằng tháng bằng 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
- b) Đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đóng qua hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia quản lý theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần; thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
…
Theo đó, chủ hộ kinh doanh được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại điểm đóng. Chủ hộ có thể lựa chọn phương thức đóng hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần tuỳ theo nhu cầu.
Ngoài ra, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, từ ngày 01/07/2025 mức đóng thấp nhất của chủ hộ kinh doanh tham gia BHXH hàng tháng là 25% (3% quỹ ốm đau, thai sản và 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất) tức 585.000 nghìn đồng.
Mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh tối thiểu là bao nhiêu từ ngày 01/7/2025?
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh?
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này bao gồm:
- a) Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- b) Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này nếu nộp qua người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tự nộp thì hồ sơ là tờ khai quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo đó, chủ hộ kinh doanh nộp tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo Mẫu TK1-TS Tải về ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tiền đóng BHXH có được giảm trừ khi tính thuế TNCN?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về thu nhập tính thuế như sau:
– Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện thuộc khoản được giảm trừ khi tính thuế.
Bên cạnh đó, tại khoản a khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
Trong đó, các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Như vậy, theo quy định thì các khoản đóng BHXH thuộc các khoản được trừ khi tính thuế TNCN.